Bộ hồ sơ thiết kế nhà 2 tầng: Hướng Dẫn Đầy Đủ và Chi Tiết

Chuẩn bị kỹ càng hồ sơ thiết kế nhà 2 tầng là một phần quan trọng trong quy trình xây nhà 2 tầng, nhưng thực tế không phải gia chủ nào cũng hiểu hết các thông tin mà một bộ hồ sơ thiết kế cần có. Hồ sơ thiết kế là gì? Hồ sơ gồm những gì? Tại sao cần có hồ sơ thiết kế?… 

Hôm nay, Sym House sẽ giới thiệu đến các bạn tất tần tật thông tin về một bộ hồ sơ thiết kế nhà phố để giúp quá trình thi công xây nhà diễn ra được suôn sẻ. 

1. Giải thích chi tiết về hồ sơ thiết kế nhà 2 tầng 

  • Hồ sơ thiết kế nhà phố là bao gồm tất cả các thông tin bản vẽ của các phần như kết cấu, hình dáng kiến trúc, điện nước và phần nội thất của căn nhà. 
  • Tất cả các thông tin này được thiết kế dựa theo một quy chuẩn nhất định tiêu chuẩn Việt Nam và phân chia các không gian sao cho hợp lý, phù hợp với người sử dụng.
  • Khi có một bộ hồ sơ thiết kế, gia chủ sẽ định hình được công năng sử dụng, hình dáng kích thước, kết cấu của ngôi nhà trông như thế nào. 
  • Việc tiến hành xây dựng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn khi có đầy đủ bộ hồ sơ thiết kế.

ho-so-thiet-ke-nha-2-tang-SYM-HOUSE

Hồ sơ thiết kế nhà 2 tầng chi tiết tại Sym House 

Xem thêm: Hợp đồng xây dựng nhà ở 2 tầng và những bài học xương máu

2. Vai trò của hồ sơ thiết kế nhà 2 tầng trong thi công

2.1. Đối với chủ đầu tư

Dưới đây là những tiêu chí mà chủ đầu tư cần phải nắm rõ khi xem bộ hồ sơ thiết kế nhà phố:

  • Định hình được ngôi nhà: 

Giúp chủ đầu tư được định hình ngôi nhà của mình trông như thế nào sau khi hoàn thiện, hạn chế nhiều bất cập trong việc sử dụng ngôi nhà sau này

ban-ve-bo-tri-cong-nang-ngoi-nha-SYM-HOUSE

Bản vẽ bố trí công năng tầng 1 và lửng trong hồ sơ thiết kế nhà 2 tầng

  • Theo dõi và kiểm soát quá trình thi công: 

Bản vẽ được thiết kế chi tiết giúp chủ đầu tư dễ dàng theo dõi và kiểm soát quá trình thi công diễn ra sát sao hơn. Bộ hồ sơ thiết kế như một đường dây liên kết chặt chẽ từ đầu đến cuối, là cơ sở để gia chủ bám sát thiết kế, kiểm soát chất lượng công trình. 

  • Dễ dàng cân nhắc chi phí: 

Khi có bộ hồ sơ thiết kế nhà phố, chi phí xây dựng được tính toán một cách cụ thể nhất, giúp chủ đầu tư có thể cân nhắc được chi phí để lựa chọn vật liệu, vật tư phù hợp, đồng thời dự trù các khoản có thể phát sinh trong quá trình thi công.

  • Thuận tiện cho công tác sửa chữa về sau: 

Qua thời gian dài sử dụng, ít nhiều sự cố về hệ thống điện, nước sẽ có thể xảy ra. Sơ đồ hệ thống kỹ thuật rõ ràng sẽ giúp chủ nhà tìm ra được vấn đề và giải quyết nhanh chóng. 

2.2. Đối với đơn vị thi công 

Dựa vào bản thiết kế, đơn vị thi công sẽ biết cần phải làm những gì, thi công vun đắp ra sao, các dòng nguyên liệu được đưa vào xây dựng là mẫu nguyên liệu như thế nào? Qua đó, giúp công việc giám sát và đẩy mạnh tiến độ công trình thực hiện nhanh chóng và thuận tiện hơn. 

Có thể bạn quan tâm: Thông tin dịch vụ xây nhà 2 tầng đầy đủ và chi tiết nhất

3. Các thành phần có trong hồ sơ thiết kế nhà 2 tầng

3.1. Hồ sơ thiết kế kiến trúc

ho-so-thiet-ke-kien-truc-SYM-HOUSE

Hồ sơ thiết kế kiến trúc 

Phần kiến trúc cơ sở trong bộ hồ sơ thiết kế nhà ở sẽ thể hiện đầy đủ mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt. Đây là cơ sở để người xem đánh giá tổng thể về công trình. Nội dung phần thiết kế kiến trúc thường có: 

  • Mặt bằng định vị vị trí xây dựng.
  • Mặt bằng bố trí vật dụng các tầng, mặt bằng mái.
  • Mặt bằng kích thước các tầng.
  • Mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng chi tiết; cấu tạo chi tiết.
  • Mặt bằng hoàn thiện sàn, trần các tầng.
  • Chi tiết cửa, cầu thang, vệ sinh, trần.
  • Ảnh phối cảnh 3D

3.2. Hồ sơ thiết kế kết cấu 

ho-so-thiet-ke-ket-cau-SYM-HOUSE

Hồ sơ thiết kế kết cấu

Nếu bản vẽ kiến trúc liên quan mật thiết đến tính thẩm mỹ thì bản vẽ kết cấu lại đem đến những tính toán chính xác nhằm đảm bảo chắc chắn cho cả ngôi nhà. Bảng vẽ kết cấu gồm:

  • Kết cấu móng: Đây là phần dưới cùng, có vai trò quan trọng khi chịu tải toàn bộ công trình. Theo các khảo sát, đến 70% công trình gặp sự cố có nguyên nhân từ nền móng. Vì vậy, việc đổ nền móng chắc chắn, phù hợp với loại đất tại công trình là điều kiện tiên quyết mà gia chủ phải chú ý 
  • Kết cấu phần thân và kết cấu mái: Phần thân được ví như đoạn xương sống giúp gắn kết, nâng nỡ các thành tố còn lại của ngôi nhà. Nhờ vào cột, dầm, tường, sàn, gác, cầu thang, …

Danh mục thiết kế kỹ thuật phần kết cấu thường thể hiện các nội dung sau:

  • Mặt bằng định vị các cấu kiện (móng, đà kiềng, dầm, sàn, cầu thang, cột…)
  • Chi tiết các cấu kiện.
  • Chi tiết gia cường, bố trụ tường, dầm…

3.3. Hồ sơ thiết kế hệ thống kỹ thuật 

Hồ sơ này bao gồm hệ thống cấp – thoát điện, nước. Phụ thuộc vào nhu cầu của gia chủ có thể phát sinh thêm hệ thống an ninh, điện lạnh, internet,… Thiết kế hệ thống kỹ thuật bắt buộc phải tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống. 

Trong bộ hồ sơ thiết kế, hệ thống chi tiết kỹ thuật được thể hiện qua các bản vẽ: 

  • Các chi tiết lắp đặt (công tắc chiếu sáng, trunking, ổ cắm điện, tủ điện âm tường…).
  • Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện, nguyên lý cấp nước.
  • Mặt bằng cấp nguồn điện, cấp nước – thoát nước, điện lạnh, lắp đặt camera tại các tầng.
  • Mặt bằng định vị đèn các tầng.
  • Mặt bằng hoàn thiện công tắc các tầng.
  • Mặt bằng, mặt cắt hầm tự hoại.

3.4. Hồ sơ thiết kế ngoại thất 

Ngoại thất ảnh hưởng trực tiếp đến công năng sử dụng của công trình. Vì vậy, chủ nhà cần tính toán thật chuẩn xác. Bày biện ban công, cổng, hàng rào, đèn trang trí,… sao cho đẹp mắt. Chọn sơn ngoại thất như thế nào, chất liệu mái ra sao,… Tất cả các chi tiết này sẽ được giải quyết ở công đoạn thực hiện bộ hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở. 

ho-so-thiet-ke-ngoai-that-SYM-HOUSE

Hồ sơ thiết kế ngoại thất

3.5. Hồ sơ thiết kế nội thất

Hồ sơ thiết kế nội thất không chỉ là phân chi các phòng, bố trí các phương tiện sinh hoạt sao cho hợp lý mà trên hết nội thất là sự hài hòa giữa màu sắc, vừa tô điểm cho công trình, vừa góp phần thể hiện tính cách của gia chủ. 

Hiện nay trên thị trường có nhiều phong cách nội thất cho khách hàng lựa chọn, có thể kể đến như phong cách tối giản, hiện đại, đương đại đến mộc mạc,… Bảng mô phỏng 3D nội thất sẽ giúp gia chủ mường tượng được ngôi nhà dễ hơn ngôi nhà trong thực tế.

ho-so-thiet-ke-noi-that-SYM-HOUSE

Hồ sơ thiết kế nội thất

3.6. Hồ sơ dự toán giá thành công trình

Các phần liên quan đến hồ sơ thiết kế xây dựng nhà Sym House đã đề cập ở phía trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến dự toán giá thành công trình. Tuy nhiên, chi phí còn phụ thuộc vào quy mô, nguyên vật liệu, thiết bị… Các khoản chi dự trù thường bao gồm các khoản:

  • Chi phí trực tiếp: vật liệu, nhân công, máy thi công…
  • Chi phí gián tiếp: chi phí quản lý, lán trại, trắc đạc…
  • Thuế giá trị gia tăng

Như vậy, thông qua bộ hồ sơ thiết kế nhà 2 tầng, gia chủ sẽ dễ dàng dự toán ngân sách và tính toán khối lượng nguyên vật liệu cần dùng khi xây nhà 2 tầng. Từ đó, giúp tiết kiệm thời gian và hiện thực hóa hiệu quả ngôi nhà. Để biết thêm thông tin chi tiết dịch vụ thiết kế và thi công nhà trọn gói liên hệ Sym House theo Hotline: 0986685538 để được tư vấn kỹ hơn.

TÁC GIẢ

Hồ Văn Việt

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc. Với tầm nhìn độc đáo và sự sáng tạo không ngừng, ông đã thiết kế và xây dựng những công trình kiến trúc ấn tượng, đạt được giải thưởng quốc gia uy tín...Xem thêm

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc. Với tầ...Xem thêm

BÀI VIẾT

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *