Tìm hiểu quy trình xây nhà 2 tầng đầy đủ nhất

Trước khi xây nhà 2 tầng sẽ có rất nhiều công việc quan trọng cần phải làm, trong đó việc tìm hiểu rõ quy trình xây nhà 2 tầng sẽ là việc cần làm nhất đối với mỗi gia chủ. Để hiểu rõ hơn về từng công đoạn trong quy trình xây nhà 2 tầng hãy cùng Sym House tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Quy trình xây nhà 2 tầng từ A – Z

Dưới đây sẽ là hướng dẫn bạn quy trình xây nhà 2 tầng từ A – Z chi tiết, giúp bạn có cái nhìn tổng quan và nắm bắt được các bước quan trọng trong quá trình xây dựng.

1.1. Lập kế hoạch xây nhà

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, quyết định đến thành công của dự án. Bạn cần xác định được một số những yêu cầu chi tiết dưới đây như:

  • Mục đích sử dụng: Nhà ở gia đình, cho thuê, kinh doanh,…
  • Nhu cầu sử dụng: Số lượng phòng, diện tích từng phòng, phong cách kiến trúc,…
  • Ngân sách: Lập dự toán chi tiết cho từng hạng mục để kiểm soát chi phí hiệu quả.
  • Lựa chọn nhà thầu và kiến trúc sư: Tham khảo uy tín, kinh nghiệm, giá cả để lựa chọn nhà thầu và kiến trúc sư phù hợp.

lap-ke-hoach-la-buoc-quan-trong-trong-quy-trinh-xay-nhà-2-tang-SYM-HOUSE

Lập kế hoạch xây nhà 2 tầng

Sau khi xác định nhu cầu và ý tưởng xây nhà, gia chủ cần tìm kiếm mẫu nhà phù hợp. Các phong cách thiết kế phổ biến có thể kể đến như hiện đại, Tân cổ điển, Cổ điển, tropical…

Sau khi xác định được nhu cầu cũng như ý tưởng cho “tổ ấm”, gia chu cần tìm kiếm được mẫu nhà phù hợp. Các mẫu nhà hiện nay đa số dựa trên những phong cách thiết kế, một số phong cách nổi bật có thể kể đến như hiện đại, cổ điển, indochine…

1.2. Tìm hiểu về pháp lý

Để xây dựng nhà 2 tầng đúng pháp luật, chủ nhà cần phải xin giấy phép xây dựng.

Theo quy định, các công trình nhà ở sau đây bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng:

  • Nhà ở tại các quận, huyện, thành phố.
  • Nhà ở tại nông thôn xây dựng nằm trong diện quy hoạch của xã.

tim-hieu-ro-phap-ly-khi-xay-nha-2-tang-SYM-HOUSE

Pháp lý là một phần quan trọng trong quy trình xây nhà 2 tầng

Tham khảo những tài liệu cần chuẩn bị cũng như quy trình khi đăng ký xin giấy phép xây dựng:

1.2.1. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng

Theo Khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng 2014, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  •  Bản sao những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
  •  Bản vẽ thiết kế xây dựng;
  •  Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

1.2.2. Quy trình xin giấy phép xây dựng

Căn cứ Điều 102 Luật Xây dựng 2014 thì nhà ở để được cấp giấy phép xây dựng, chủ nhà cần thực hiện các bước sau: 

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.
  • Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. 
  • Bước 3: Sau đó, người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).

Xin giấy phép xây dựng là một thủ tục quan trọng và cần thiết trước khi bắt đầu thi công nhà ở. Tuy nhiên, quá trình này có thể khá phức tạp và tốn thời gian nếu bạn không am hiểu về luật pháp và quy định liên quan.

Để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc, bạn nên hợp tác với một đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực xin giấy phép xây dựng. Nhờ sự hỗ trợ của đơn vị chuyên nghiệp, bạn có thể yên tâm rằng hồ sơ xin giấy phép xây dựng của bạn sẽ được xử lý nhanh chóng và hiệu quả. 

Có thể bạn quan tâm: Hợp đồng xây dựng nhà ở 2 tầng và những bài học xương máu

1.3. Làm việc với nhà thầu và kiến trúc sư xây dựng

Đối với những gia chủ chưa có kinh nghiệm xây dựng, việc quản lý toàn bộ quá trình thi công có thể gặp nhiều khó khăn. Việc phát sinh chi phí và rủi ro không lường trước được là điều thường xuyên xảy ra.

Lựa chọn giải pháp xây nhà trọn gói với đơn vị thiết kế – thi công nhà 2 tầng sẽ mang lại cho bạn một số những lợi ích như sau: 

  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Bạn không cần phải lo lắng về việc tìm kiếm nhà thầu, giám sát thi công hay mua sắm vật liệu.
  • Tối ưu chi phí: Đơn vị thi công sẽ đưa ra phương án thiết kế – thi công hợp lý, giúp bạn tiết kiệm chi phí xây dựng.
  • Kiểm soát ngân sách hiệu quả: Đơn vị thi công sẽ dự trù phát sinh và thường xuyên cập nhật tiến độ xây dựng để bạn theo dõi.
  • Đảm bảo chất lượng công trình: Đơn vị thi công uy tín sẽ cam kết về chất lượng công trình và bảo hành sau khi bàn giao.

Trong suốt quá trình hợp tác thi công xây dựng, phía công ty xây dựng, họ sẽ có trách nhiệm trong từng công việc cụ thể dưới đây:

  • Đưa ra phương án thiết kế – thi công tối ưu: Từ khâu đưa ý tưởng, triển khai bản vẽ cho đến thi công và bảo hành công trình.
  • Phân tích ưu/nhược điểm trong từng phương án: Giúp bạn có quyết định hợp lý nhất với mức giá phù hợp.
  • Thường xuyên cập nhật tiến độ xây dựng và chi tiết từng hạng mục: Để bạn cùng theo dõi và điều chỉnh ngân sách phù hợp.
  • Đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch trong đơn giá dịch vụ: Thể hiện chi tiết qua bảng mô tả số lượng, thương hiệu của từng loại vật tư.
  • Cam kết không phát sinh chi phí trong quá trình thi công: Như đã cam kết trong hợp đồng.

Lựa chọn xây nhà trọn gói với một đơn vị uy tín sẽ giúp bạn có được ngôi nhà mơ ước một cách nhanh chóng, tiết kiệm và an tâm nhất.

1.4. Thi công phần thô

Xây nhà phần thô là một bước quan trọng trong quá trình xây nhà, khi thi công phần thô sẽ có 2 công đoạn chính: 

1.4.1. Phần móng nhà

Móng nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng, là nền tảng chịu lực cho toàn bộ công trình. Một phần móng vững chắc sẽ đảm bảo sự ổn định và an toàn cho ngôi nhà trong suốt quá trình sử dụng.

quy trình xây nhà 2 tầng
Thi công móng nhà đúng kỹ thuật vô cùng quan trọng

Quá trình thi công móng đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ từ phía chủ đầu tư để tránh xảy ra sai sót không đáng có. Để nắm được những lưu ý cũng như cách thức thi công móng nhà 2 tầng đúng, bạn có thể tham khảo bài viết: Làm móng nhà 2 tầng và những điều cần lưu ý để đảm bảo chất lượng công trìnhđể hiểu rõ nhé!

1.4.2. Phần khung

Sau khi hoàn thiện phần móng, phần khung sẽ là bước tiếp theo trong quá trình xây dựng nhà phần thô. Khung nhà đóng vai trò như xương sống, chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ công trình và đảm bảo sự an toàn, ổn định cho ngôi nhà.

Thi công phần khung nhà 2 tầng 
Thi công phần khung nhà 2 tầng 

Hệ thống khung nhà bao gồm:

  • Cột nhà: Truyền lực xuống đất.
  • Dầm nhà: Kết nối và truyền lực xuống các đầu cột.
  • Bản sàn: Nâng đỡ các vật thể trong nhà.
  • Tường nhà: Bao che và ngăn chia các phòng.
  • Cầu thang: Kết nối các tầng nhà.

1.5. Thi công phần hoàn thiện

Nối tiếp trong quá trình xây nhà 2 tầng sau khi thi công xong phần thô sẽ tới bước triển khai các hạng mục trong thi công hoàn hiện. Quy trình thực hiện sẽ bao gồm những công việc chính sau: 

1.5.1. Chống thấm

Chống thấm là một hạng mục thi công thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và gia tăng tuổi thọ cho công trình. Bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập của nước, công tác chống thấm giúp hạn chế nấm mốc sinh sôi, đảm bảo an toàn và mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.

Thi công chống thấm là bước quan trọng trong quy trình xây nhà 2 tầng
Thi công chống thấm là bước quan trọng trong quy trình xây nhà 2 tầng

Các vị trí thường cần được chống thấm bao gồm:

  • Sàn sân thượng: Nơi trực tiếp chịu tác động của mưa gió, cần được chống thấm kỹ lưỡng để tránh tình trạng thấm dột, gây ảnh hưởng đến các khu vực bên dưới.
  • Nhà vệ sinh: Nơi có độ ẩm cao và thường xuyên tiếp xúc với nước, cần được chống thấm để ngăn chặn sự rò rỉ nước, bảo vệ kết cấu công trình và tránh nấm mốc phát triển.
  • Ban công: Nơi chịu tác động trực tiếp của thời tiết, cần được chống thấm để tránh thấm dột vào tường nhà, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến kết cấu.
  • Tường nhà: Cần được chống thấm để ngăn chặn sự thấm nước từ bên ngoài, bảo vệ nội thất bên trong và tránh tình trạng bong tróc, phai màu sơn.

1.5.2. Trát tường, láng sàn

  • Trát tường: là kỹ thuật thi công quan trọng trong xây dựng, giúp tạo ra bề mặt tường phẳng mịn, đồng nhất và tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Đồng thời cũng sẽ giúp bảo vệ bức tường khỏi nguy cơ rạn nứt tường.
  • Láng sàn: là việc làm cần thiết để giúp sàn nhà bằng phẳng, không bị gồ ghề cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn. Ngoài ra, việc láng nền cùng giúp gia tăng độ kết dính giữa sàn nhà với gạch lát, ngăn ngừa được nước thâm vào cốt bê tồng sàn gây ảnh hưởng xấu sau này.

1.5.3. Lát gạch nền

Đây là công đoạn sử dụng gạch nền để lát lên bề mặt sàn nhà, điều này không chỉ giúp gia tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn giúp việc vệ sinh sau này trở nên dễ dàng hơn.

Lát gạch nên trong quy trình xây nhà 2 tầng
Lát gạch nên trong quy trình xây nhà 2 tầng

1.5.4. Sơn bả

Sơn bả là quá trình thi công sơn kèm theo bả matit giúp cho bề mặt tường láng mịn, lớp sơn được bóng đẹp hơn. Thông thường, quá trình sơn bả sẽ được thực hiện trước khi sơn lót và sơn phủ.

1.6. Lắp đặt thiết bị

Tiếp sau đó đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp đặt các thiết bị thiết yếu trong nhà bao gồm: hệ thống điện nước, các loại đèn chiếu sáng,…theo đúng chỉ dẫn trong bản vẽ.

1.7. Nghiệm thu công trình

Đây là bước cuối cùng trong quy trình xây nhà 2 tầng, chủ đầu tư sẽ tiến hành nghiệm thu và thanh toán chi phí cho đơn vị nhận thầu xây dựng.

Tham khảo thêm: 13 bản vẽ xây dựng nhà 2 tầng sẵn sàng thi công mới nhất

2. Một số lưu ý khi cần chuẩn bị trước khi xây nhà 2 tầng

Xây dựng nhà 2 tầng đòi hỏi sự đầu tư thời gian và tâm huyết. Để khởi đầu suôn sẻ và tạo nền tảng cho một công trình hoàn hảo, việc chuẩn bị kỹ càng trước khi xây nhà là vô cùng quan trọng.

2.1. Lên kế hoạch đầy đủ và chi tiết

Xác định nhu cầu sử dụng, diện tích nhà, số lượng phòng, phong cách kiến trúc mong muốn. Lập bản vẽ thiết kế chi tiết với sự hỗ trợ của kiến trúc sư để đảm bảo phù hợp với nhu cầu và ngân sách. Dự trù chi phí xây dựng, vật liệu, nội thất và các khoản phát sinh để kiểm soát ngân sách hiệu quả.

2.2. Dự trù chi phí phát sinh trước khi xây nhà

Bên cạnh chi phí xây dựng chính, bạn cần dự trù cho các khoản phát sinh như vận chuyển vật liệu, chi phí nhân công tăng, sửa chữa phát sinh trong quá trình thi công. Dự trù đầy đủ giúp bạn kiểm soát ngân sách hiệu quả và tránh tình trạng thiếu hụt. Hãy tham khảo kinh nghiệm của người đi trước để dự trù sát thực tế, ở mức 10-20% so với tổng chi phí và có kế hoạch dự phòng cho trường hợp phát sinh ngoài dự kiến.

Xem thêm: Tham khảo chi tiết cách tính diện tích xây dựng nhà 2 tầng của đội ngũ Sym House

2.3. Lựa chọn nhà thầu xây dựng

Tìm hiểu kỹ thông tin, năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu. So sánh giá cả, dịch vụ và cam kết của các nhà thầu khác nhau. Ký hợp đồng rõ ràng, chi tiết để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của hai bên.

doi-ngu-kien-truc-su-SYM-HOUSE
Đội ngũ kiến trúc sư Sym House với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng

Việc lựa chọn nhà thầu rất quan trọng và cần đáp ứng được một số những tiêu chí cần thiết, tất cả sẽ có trong bài viết: Những tiêu chí quan trọng để chọn nhà thầu thiết kế xây dựng trọn gói uy tín và chất lượng“.

2.4. Chọn tuổi và hướng xây nhà hợp phong thủy

Tham khảo ý kiến thầy phong thủy để chọn tuổi xây nhà phù hợp với gia chủ và hướng nhà mang lại vượng khí, tài lộc và sức khỏe cho gia đình.

2.5. Chọn mùa để thi công xây dựng nhà ở

Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) thuận lợi cho thi công, đảm bảo chất lượng công trình. Nên tránh thi công vào mùa mưa vì có thể ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng.

2.6. Nắm rõ quy trình xây dựng một ngôi nhà

Hiểu rõ quy trình bao gồm: Chuẩn bị, thi công phần thô, thi công phần hoàn thiện, nghiệm thu và bàn giao giúp bạn giám sát thi công hiệu quả và đảm bảo tiến độ.

2.7. Chọn mua vật liệu xây dựng

Sử dụng vật liệu chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với thiết kế và ngân sách. Tham khảo giá cả, chất lượng của các nhà cung cấp khác nhau để chọn lựa tối ưu.

Vật liệu xây dựng nhà 2 tầng
Vật liệu xây dựng nhà 2 tầng

Đặc biệt cần lắm rõ cách tính vật liệu xây dựng nhà 2 tầng để tránh lãng phí cũng như tối ưu tốt nhất cho chi phí xây dựng công trình.

2.8. Các thủ tục cúng lễ khởi công xây nhà

Cúng lễ khởi công là nghi thức quan trọng thể hiện lòng thành kính và cầu mong sự suôn sẻ cho công trình. Chuẩn bị lễ vật cúng bái theo phong tục truyền thống và mời thầy cúng hoặc tự thực hiện nghi thức.

3. Khám phá những mẫu nhà 2 tầng với phong cách hiện đại

3.1. C’House – Tổng quan vẻ đẹp nhà phố 2.5 tầng ấn tượng, tiện nghi

Mặt tiền ngôi nhà độc đáo, sang trọng hơn khi sử dụng kết hợp các gam màu tự nhiên, tinh tế như trắng xanh
Mặt tiền ngôi nhà độc đáo, sang trọng hơn khi sử dụng kết hợp các gam màu tự nhiên, tinh tế như trắng xanh

Thông tin công trình

  • Chủ đầu tư: Mr. Cường
  • Địa điểm: Hà Nội
  • Diện tích: 450m2
  • Số tầng : 2.5 tầng
  • Phong cách thiết kế: Hiện Đại
  • Hạng mục: Thiết kế và thi công xây dựng kiến trúc – nội thất
  • Đơn vị thực hiện: SYM HOUSE

Tham khảo chi tiết công trình: Tại đây

3.2. T’s House – Nhà phố 2 tầng hiện đại, tiện ích

Phong cách tân cổ điển cùng màu trắng sang trọng tạo nên tổng thể hài hoà và sang trọng
Phong cách tân cổ điển cùng màu trắng sang trọng tạo nên tổng thể hài hoà và sang trọng

Thông tin công trình

  • Chủ đầu tư: Mr. Thưởng
  • Địa điểm: Thái Bình
  • Diện tích: 191m2
  • Số tầng : 2 tầng
  • Phong cách thiết kế: Tân cổ điển kết hợp hiện đại
  • Hạng mục: Thiết kế và thi công xây dựng kiến trúc – nội thất
  • Đơn vị thực hiện: SYM HOUSE

Tham khảo chi tiết công trình: Tại đây

3.3. C’s House nhà phố 2 tầng tại Hà Nội – Kết tinh của sự thanh lịch và sang trọng

C House nha pho 2 tang tinh te SYM HOUSE 1

Thông tin công trình

  • Chủ đầu tư: Mr. Chiến
  • Địa điểm: Hà Nội
  • Diện tích: 300m2 (4.5*15m)
  • Số tầng : 2.5 tầng
  • Phong cách thiết kế: Hiện Đại
  • Hạng mục: Thiết kế và thi công xây dựng kiến trúc – nội thất
  • Đơn vị thực hiện: SYM HOUSE

Tham khảo chi tiết công trình: Tại đây

3.4. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của ngôi nhà phố 2 tầng hòa mình với thiên nhiên

Cổng nhà được thiết kế kết hợp giữa nhôm và đá granite tự nhiên. Phong cách kết hợp độc đáo tạo điểm nhấn nổi bật cho tổng thể công trình ngay từ cái nhìn đầu tiên
Cổng nhà được thiết kế kết hợp giữa nhôm và đá granite tự nhiên. Phong cách kết hợp độc đáo tạo điểm nhấn nổi bật cho tổng thể công trình ngay từ cái nhìn đầu tiên

Thông tin công trình

  • Chủ đầu tư: Mr. Dũng
  • Địa điểm: Thạch Thất – Hòa Bình
  • Diện tích: 237m2
  • Số tầng: 2 tầng
  • Phong cách thiết kế: Hiện đại
  • Hạng mục: Thiết kế và thi công xây dựng kiến trúc – nội thất
  • Đơn vị thi công: SYM HOUSE

Tham khảo chi tiết công trình: Tại đây

3.5. Nhà phố 2 tầng N’s House – Bức tranh thiên nhiên mộc mạc giữa thành phố nhộn nhịp

Mặt tiền ngôi nhà có dạng hình khối vuông vức, mang đến cảm giác vững chắc và gây ấn tượng mạnh.
Mặt tiền ngôi nhà có dạng hình khối vuông vức, mang đến cảm giác vững chắc và gây ấn tượng mạnh.

Thông tin công trình

  • Chủ đầu tư: Mrs. Ngọc
  • Địa điểm: Ba Vì – Hà Nội
  • Diện tích: 482m2
  • Số tầng: 2 tầng
  • Phong cách thiết kế: Hiện đại
  • Hạng mục: Thiết kế và thi công xây dựng kiến trúc – nội thất
  • Đơn vị thực hiện: SYM HOUSE

Tham khảo chi tiết công trình: Tại đây

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về quy trình xây nhà 2 tầng mà Sym House muốn gửi tới các bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích xoay quanh việc xây nhà 2 tầng.

Ngoài ra nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới thông tin xây nhà 2 tầng bạn có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Sym House qua hotline: 0981 855 838 để được tư vấn nhé!

TÁC GIẢ

Hồ Văn Việt

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc. Với tầm nhìn độc đáo và sự sáng tạo không ngừng, ông đã thiết kế và xây dựng những công trình kiến trúc ấn tượng, đạt được giải thưởng quốc gia uy tín...Xem thêm

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc. Với tầ...Xem thêm

BÀI VIẾT

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *