Top 10 việc gia chủ cần chuẩn bị trước khi xây nhà để không hối hận

Với bề dày nhiều năm hoạt động cùng 500+ công trình đã được xây dựng, Sym House đã tiếp xúc nhiều khách hàng và đã gặp nhiều trường hợp gia chủ có kế hoạch xây nhà nhưng chưa biết chuẩn bị gì. Vậy xây nhà cần chuẩn bị những gì? Xây nhà cần lưu ý gì? Bài viết dưới đây, Sym House sẽ giải đáp chi tiết cho vấn đề này, mọi người cùng theo dõi nhé!

1. Thủ tục pháp lý 

Dưới đây là 2 thủ tục pháp lý mà các chủ đầu tư cần phải nắm rõ để thực hiện trước khi tiến hành xây dựng ngôi nhà của mình:

1.1. Xin giấy phép xây dựng 

Trước khi khởi công xây dựng nhà, chủ nhà phải xin cấp giấy phép xây dựng. Đây là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Nội dung của giấy phép xây dựng cho biết quy mô căn nhà, diện tích, mật độ xây dựng, khoảng lùi so với ranh lộ giới, độ vươn ban công…

Các bước xin giấy phép xây dựng:

  • Bước 1: Nộp 01 hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.
  • Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.
  • Bước 3: Sau đó, người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).

1.2. Thủ tục thông báo khởi công xây dựng

Gia chủ phải nộp hồ sơ và thông báo cho phường về thời gian khởi công xây dựng. Bao gồm 3 bộ hồ sơ, trong đó 2 bộ sẽ lưu tại phường và thanh tra quận. Bộ hồ sơ còn lại lưu trữ ở công trình trong trường hợp có thanh tra đột xuất.

Bộ hồ sơ chi tiết gồm các chứng từ sau:

  • Thông báo khởi công theo mẫu
  • Giấy phép xây dựng
  • Bản vẽ xin phép xây dựng
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Sổ hộ khẩu của người đứng tên xin phép xây dựng
  • Chứng minh nhân dân/CCCD của người đứng tên xin phép xây dựng
  • Quyết định bổ nhiệm chỉ huy trưởng kèm giấy phép hành nghề
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị thi công
  • Hợp đồng thi công giữa chủ nhà và đơn vị
  • Bảo hiểm công nhân

Trong đó, 4 hạng mục cuối cùng sẽ do đơn vị thi công chịu trách nhiệm cung cấp.

1.3. Kiểm tra của thanh tra xây dựng

Trong thời gian xây dựng, sẽ có các đợt thanh tra của Sở xây dựng đến trực tiếp để kiểm tra công trình. Nội dung kiểm tra sẽ bao gồm:

  • Kiểm tra sai phạm thi công theo bản vẽ thiết kế và giấy phép xây dựng chính thức.
  • Kiểm tra năng lực thi công của nhà thầu, chứng chỉ người chủ trì thiết kế.
  • Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

Trong quá trình kiểm tra, nếu không phát hiện sai phạm, thanh tra sẽ ký biên bản xác nhận và công trình tiếp tục thi công như bình thường. Trong trường hợp nhà thầu thi công sai phép, không đảm bảo an toàn lao động, cũng như không có năng lực thi công… sẽ bị tiến hành xử lý, tùy vào mức độ vi phạm có thể phạt hành chính, bắt buộc đập phá tháo dỡ hoặc tệ hơn có thể dừng công trình không thời hạn. Vì vậy, chủ nhà phải xem xét năng lực thi công của nhà thầu trước khi ký hợp đồng thiết kế nhà để an tâm trong quá trình xây dựng.

Có thể bạn quan tâm: Bộ Hồ Sơ Thiết Kế Nhà Phố: Hướng Dẫn Đầy Đủ và Chi Tiết

2. Xem phong thuỷ

Ông bà ta có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, có thể nói phong thủy có ảnh hưởng trong việc thiết kế nhà ở. Đối với một căn nhà được xây dựng hợp phong thủy thì mặt tiền phải mang lại sinh khí, thông thoáng, sạch sẽ, sáng sủa phụ thuộc, cách bố trí của tỷ lệ sân vườn hợp lý.

2.1. Xem tuổi xây nhà 

Việc xem tuổi xây nhà là việc đầu tiên bạn cần tính đến trước khi bắt tay vào xây dựng kế hoạch xây nhà. Bạn nên xem tuổi của mình có hợp để xây nhà vào năm đó hay không, tránh phải hạn Kim Lâu. 

Chú trọng về mặt phong thủy bên cạnh những hạng mục quan trọng khác nhằm tạo nên một tổ ấm hoàn hảo nhất.

xem-tuoi-xay-nha-SYM-HOUSE

Xem tuổi xây nhà

2.2. Lựa chọn hướng nhà 

Bên cạnh việc xem tuổi, việc chọn hướng nhà hợp phong thủy cũng rất quan trọng, góp phần mang đến may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.

Mỗi cung hướng mang một thuộc tính ngũ hành khác nhau. Hệ sóng từ quy nạp vào 9 sao cũng tồn tại, luôn luân chuyển, thay đổi vị trí theo một quỹ đạo nhất định. Chín ngôi sao đó được mang tính chất khí với thuộc tính ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ (theo Tử vi. Mỗi người còn được đặt vào một cung hướng nhất định của Bát quái đồ gọi cung mạng: Có mạng Càn, mảng Khảm, mạng Cấn, mạng Chấn, mạng Tốn, mạng Ly, mạng Khôn, mạng Đoà. Tính từ năm sinh ta sẽ biết được cung mạng của mỗi người nằm trong cung hướng nào.

Có thể bạn quan tâm: Tạo Dấu Ấn Riêng Cho Ngôi Nhà Phố Hướng Tây Với Thiết Kế Độc Đáo

3. Dự trù ngân sách 

Đối với quan niệm của người Việt Nam, ngôi nhà thường là tài sản có giá trị nhất. Chính vì vậy, để xây dựng được một ngôi nhà rộng rãi, đầy đủ tiện ích đúng như mong muốn của gia chủ, điều đầu tiên trong câu hỏi “Cần chuẩn bị gì trước khi xây nhà” chính là kinh phí.

Ngân sách chính là yếu tố cốt lõi để tạo nên một ngôi nhà trong tương lai. Do đó, nếu bạn có kế hoạch làm nhà vào thời gian tới, bạn phải bắt đầu chuẩn bị kinh phí cho ngôi nhà mới ít nhất khoảng 3 – 4 tháng, đôi khi là 2-3 năm và dự trù những khoản tiền thiếu mình có thể tìm ai để hỗ trợ (người thân, bạn bè hay vay ngân hàng). 

du-tru-ngan-sach-xay-nha-SYM-HOUSE

Dự trù ngân sách là điều cần thiết khi xây nhà

Nếu không dự trù được ngân sách, bạn có thể phải dừng lại công trình của mình. Rất nhiều gia đình không đủ kinh phí nhưng vẫn thực hiện xây dựng ngôi nhà cao tầng hiện đại để rồi công trình bị dang dở và phải rất lâu sau mới hoàn thiện được.

Gia chủ cần có những tính toán và cái nhìn tổng thể về chi phí, những việc cần thực hiện, cân nhắc về tài chính, ý tưởng, vật liệu xây dựng hướng đến. Khi bạn dự trì được ngân sách sẽ giúp bản vẽ thiết kế sát sao hơn, thực tế hơn vì khi thiết kế, kiến trúc sư sẽ áp vật liệu theo chất lượng, mẫu mã. 

4. Tham khảo thông tin về mẫu nhà muốn xây

Việc tham khảo thông tin về mẫu nhà muốn xây giúp bạn dễ dàng hình dung ra được ngôi nhà lý tưởng của mình. Tuy nhiên bạn đừng quá tham lam khi muốn gom tất cả những cái đẹp ở các ngôi nhà khác vào ngôi nhà của bạn mà cần cân nhắc các yếu tố sau: 

4.1. Diện tích 

Diện tích là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến thiết kế nhà của bạn. Nếu lô đất của chủ nhà có diện tích lớn, nằm trong vị trí thoáng đãng, thuận tiện thì có thể thỏa sức với những mẫu nhà vườn, nhà mái thái hay những mẫu hai tầng, ba tầng hiện đại. 

Thế nhưng, nếu chủ nhà chỉ sở hữu khu đất với diện tích nhỏ thì thiết kế có thể là nhà ông với đa dạng nhiều phong cách như nhà ống tân cổ điển, nhà ống mái thái, nhà ống lệch,…  

4.2. Chi phí 

Chi phí luôn là nỗi lo lắng của không ít người khi chuẩn bị xây nhà. Để sở hữu một ngôi nhà không chỉ có thiết kế ấn tượng, tiện nghi đầy đủ mà còn phải phù hợp với “túi tiền” của gia chủ.

Với sự thông thái cũng như sáng tạo của những nhà thiết kế của SYM HOUSE, thì với ngân sách ít ỏi bạn đã có thể sở hữu một ngôi nhà ưng ý. Tuy nhiên, gia chủ phải biết cách dự trù chi phí, tránh phát sinh đội vốn. 

4.3. Nhu cầu sử dụng

Nhu cầu sử dụng của gia đình bạn sẽ quyết định đến bản thiết kế nhà trong tương lai. Vì vậy, bạn cần nắm rõ được nhu cầu của bạn như ngôi nhà cho bao nhiêu người ở, sở thích của các thành viên trong gia đình về ngôi nhà mới như thế nào, nội thất tiện nghi ra sao,… Khi biết được câu trả lời cho những câu hỏi đó, bạn sẽ định hình được ý tưởng và làm việc cùng với kiến trúc sư vẽ ra được nhiều mẫu nhà không chỉ đẹp về mặt thẩm mỹ, mà còn tạo không gian sống thoải mái cho tất cả thành viên trong gia đình. 

5. Tham khảo ý kiến từ gia đình

Trước khi bắt tay vào xây dựng nhà, bạn nên tham khảo ý kiến của các thành viên trong gia đình. Có như thế, bạn mới đưa ra được cái nhìn tổng thể,  dung hòa các sở thích của mọi người để đi đến thiết kế không gian chung hợp lý nhất cho cả gia đình. 

tham-khao-y-kien-tu-gia-dinh-SYM-HOUSE

Tham khảo ý kiến từ gia đình

Bạn nên bàn bạc với các thành viên gia đình về những vấn đề như số lượng tầng, số lượng phòng, nhu cầu phát sinh như họ hàng lên chơi, đón thêm thành viên mới,… Dự trù chi phí xây dựng nhà khoảng bao nhiêu… Khi đã thống nhất nhu cầu giữa các thành viên, quá trình thi công diễn ra thuận lợi hơn. 

6. Tìm hiểu nhà thầu xây dựng 

Tìm hiểu nhà thầu xây dựng là bước bạn nên chú trọng bởi khi đã chọn được nhà thầu uy tín rồi thì các khâu thiết kế, xin giấy phép, các thủ tục liên quan để xây nhà họ có thể giải quyết giúp bạn một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Nhà thầu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của ngôi nhà. Do đó, bạn nên tham khảo thêm từ bạn bè, người thân – những người đã từng làm việc với các nhà thầu để tìm được nhà thầu tốt.

Hiện nay, không phải nhà thầu nào cũng đảm bảo chất lượng công trình, cũng như có quy trình làm việc rõ ràng như SYM HOUSE. Qua quá trình hình thành và phát triển, SYM HOUSE đã dần khẳng định vị thế, cũng như sứ mệnh đưa sự hài hòa, cân bằng và giá trị bền vững vào “tổ ấm” của khách hàng. 

doi-ngu-kien-truc-su-tai-SYM-HOUSE

Đội ngũ kiến trúc sư Sym House có nhiều kinh nghiệm

Đọc ngay: Những tiêu chí quan trọng để chọn nhà thầu thiết kế xây dựng trọn gói uy tín và chất lượng

7. Tham khảo về giá vật liệu xây dựng

Bên cạnh việc tham khảo nhà thầu xây dựng, bạn cũng nên tham khảo thông tin về đơn giá vật liệu xây dựng trên thị trường để biết giá cả, giúp bạn lựa chọn được thời điểm thích hợp xây nhà.

Trên thực tế, có nhiều thời điểm giá cát xây dựng tăng cao lên đến 3-4 lần. Việc giá thành vật liệu xây dựng tăng đột ngột làm phát sinh chi phí xây dựng, gây khó khăn cho nhà thầu và chủ nhà, nhiều công trình phải dừng thi công để chờ giá cát giảm xuống. 

Trên đây là những việc gia chủ cần chuẩn bị trước khi xây nhà. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ chuẩn bị tốt kế hoạch xây nhà mới. Nếu bạn còn băn khoăn tìm mẫu thiết kế hoặc các giải pháp xây nhà. Hãy liên hệ ngay với Sym House bằng cách gọi vào hotline: 0986685538. Đội ngũ Sym House sẽ liên hệ tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ xây nhà trọn gói tại Sym House:

TÁC GIẢ

Hồ Văn Việt

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc. Với tầm nhìn độc đáo và sự sáng tạo không ngừng, ông đã thiết kế và xây dựng những công trình kiến trúc ấn tượng, đạt được giải thưởng quốc gia uy tín...Xem thêm

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc. Với tầ...Xem thêm

BÀI VIẾT

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *