Cách tính vật liệu xây dựng nhà 2 tầng cập nhật theo thị trường hằng ngày

Khi tiến hành xây nhà việc tính toán các chi phí là điều cần thiết để giúp bạn có những dự toán chuẩn xác về các khoản chi phí cần phải chuẩn bị. Trong đó, việc tính toán vật liệu xây dựng chính xác là bước quan trọng giúp bạn dự trù ngân sách hợp lý, tránh lãng phí và đảm bảo tiến độ thi công. Trong bài viết này, Sym House sẽ hướng dẫn bạn cách tính vật liệu xây dựng nhà 2 tầng nhé.

1. Cách tính vật liệu xây dựng nhà 2 tầng

Dưới đây là 3 cách tính vật liệu xây dựng nhà 2 tầng phổ biến mà các đơn vị nhận thầu xây dựng hay sử dụng, bạn có thể tham khảo:

1.1. Tính vật liệu xây dựng theo khối lượng

Đây là cách tính mà đơn vị nhận thầu xây dựng nhà trọn gói sẽ tính toán tổng số khối lượng vật liệu xây dựng cần sử dụng bao gồm: khối lượng xi măng, khối lượng gạch, sắt thép…dựa trên khối lượng của từng loại vật liệu xây dựng.

Công thức tính: Khối lượng vật liệu = Thể tích phần cần thi công x Khối lượng riêng của vật liệu

VD: Tính toán lượng thép cần thiết cho dầm nhà

Thể tích dầm:

  • Chiều dài dầm: 10m
  • Chiều rộng dầm: 0.3m
  • Chiều cao dầm: 0.2m

Thể tích dầm = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao = 10m x 0.3m x 0.2m = 0.6m3

Khối lượng riêng của thép: 7850 kg/m3

=> Khối lượng thép = Thể tích dầm x Khối lượng riêng của thép = 0.6m3 x 7850 kg/m3 = 4710 kg

1.2. Cách tính vật liệu xây nhà 2 tầng theo hệ số

Ngoài ra, có những công ty thi công xây nhà tính cần bao nhiêu vật liệu xây dựng theo các hệ số như hệ số hao hụt, hệ số sai số,… Giờ đây, công thức tính lượng gạch, lượng ngói, lượng thép,… cần sử dụng sẽ được cập nhật thêm hệ số như sau:

Đối với một số đơn vị hiện nay sẽ sử dụng cách tính vật liệu xây dựng nhà 2 tầng theo hệ số như hệ số hao hụt, hệ số sai số. 

Công thức tính: Lượng vật liệu = Diện tích thi công x Hệ số

cach-tinh-vat-lieu-xay-dung-nha-2-tang-SYM-HOUSE

Tính vật liệu xây dựng nhà 2 tầng bằng hệ số

VD: Tính toán lượng gạch xây tường

Diện tích tường:

  • Chiều dài nhà: 10m
  • Chiều rộng nhà: 10m
  • Chiều cao tường: 3m

Diện tích tường = (Chiều dài + Chiều rộng) x Chiều cao x 2 = (10m + 10m) x 3m x 2 = 120m2

Hệ số cho gạch xây tường: 110 viên/m2

=> Lượng gạch cần thiết = Diện tích tường x Hệ số = 120m2 x 110 viên/m2 = 13200 viên

1.3. Tính vật liệu xây dựng theo diện tích

Tính vật liệu xây dựng nhà 2 tầng theo diện tích là cách tính thông dụng nhất và được nhiều gia chủ cũng như các đơn vị nhận thầu thi công nhà 2 tầng sử dụng. 

Công thức tính: Lượng vật liệu = Diện tích thi công x Định mức tiêu hao

vat-lieu-xay-dung-nha-2-tang-SYM-HOUSE

Tính toán vật liệu xây dựng theo diện tích xây dựng

VD: Tính toán lượng gạch lát nền

Diện tích sàn:

  • Chiều dài nhà: 10m
  • Chiều rộng nhà: 5m
  • Diện tích sàn = Chiều dài x Chiều rộng = 10m x 5m = 50m2

Định mức tiêu hao gạch lát nền: 30 viên/m2

=> Lượng gạch cần thiết = Diện tích sàn x Định mức tiêu hao = 50m2 x 30 viên/m2 = 1500 viên

Trên đây là 3 cách tính vật liệu xây dựng nhà 2 tầng phổ biến và được áp dụng rộng rãi bởi chủ đầu tư cũng như các công ty xây nhà trọn gói. Bạn có thể lựa chọn cách tính phù hợp với nhu cầu cũng như mong muốn của bản thân. 

2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tính giá vật liệu xây dựng

Giá của vật liệu xây dựng nhà 2 tầng liên tục thay đổi theo thời gian do chịu nhiều yếu tố khác nhau, việc này đòi hỏi chủ đầu tư lẫn nhà thầu xây dựng phải liên tục linh hoạt trong cách tính. Dưới đây sẽ là một số những yếu tố nổi bật ảnh hưởng nhiều tới giá của các loại vật liệu xây dựng: 

2.1. Diện tích xây dựng

Diện tích xây dựng là tổng diện tích sàn, mái và tường bao che của ngôi nhà. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định số lượng vật liệu cần thiết, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành xây dựng. Diện tích càng lớn, lượng vật liệu sử dụng càng nhiều, dẫn đến giá thành cao hơn.

xay-nha-2-tang-150m2-SYM-HOUSE-2

Mẫu nhà 2 tầng 150m2

Ví dụ, một ngôi nhà 2 tầng có diện tích xây dựng 100m2 sẽ cần nhiều vật liệu xây dựng hơn một ngôi nhà 2 tầng có diện tích xây dựng 50m2. Cụ thể, nhà 100m2 sẽ cần nhiều gạch, thép, xi măng, cát,… hơn để xây dựng các cấu trúc chịu lực như móng, cột, dầm, sàn, mái.

Ngoài ra, diện tích xây dựng còn ảnh hưởng đến diện tích thi công các hạng mục khác như sơn, lát nền, ốp tường,… Do đó, nhà có diện tích lớn sẽ tốn nhiều chi phí cho các hạng mục hoàn thiện này hơn.

Xem thêm: Tham khảo chi tiết cách tính diện tích xây dựng nhà 2 tầng của đội ngũ Sym House

2.2. Loại vật liệu xây dựng

Chất liệu và thương hiệu vật liệu cũng sẽ là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành xây dựng. Vật liệu cao cấp, thương hiệu uy tín thường có giá cao hơn so với vật liệu thông thường.

Ví dụ, sử dụng gạch nung Tuynel sẽ có giá cao hơn so với gạch nung thường. Tương tự, sử dụng thép Việt Nhật sẽ có giá cao hơn so với thép Pomina.

Loại vật liệu cũng ảnh hưởng đến độ bền, thẩm mỹ và khả năng chống chịu của công trình. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng loại vật liệu phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.

2.3. Quy cách thi công

Kỹ thuật thi công cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng vật liệu hao hụt. Đối với những công trình yêu cầu kỹ thuật thi công phức tạp, hao hụt nhiều dẫn tới giá thành sẽ cao hơn.

Ví dụ, thi công móng cọc bê tông sẽ tốn nhiều vật liệu và công thợ hơn so với thi công móng băng. Tương tự, thi công mái ngói lợp sẽ tốn nhiều vật liệu và công thợ hơn so với thi công mái tôn.

Quy cách thi công cũng ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của công trình. Do đó, cần lựa chọn đơn vị thi công uy tín có đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao và áp dụng kỹ thuật thi công tiên tiến.

Xem thêm: Làm móng nhà 2 tầng và những điều cần lưu ý để đảm bảo chất lượng công trình

2.4. Kiến trúc nhà

Những mẫu nhà 2 tầng với thiết kế cầu kỳ, nhiều chi tiết trang trí, hoa văn phức tạp sẽ tốn nhiều vật liệu và công thợ hơn, dẫn đến giá thành cao hơn so với những mẫu nhà mang thiết kế đơn giản.

biet-thu-2-ty-hien-dai-SYM-HOUSE-1

Mẫu kiến trúc nhà hiện đại

Ví dụ, nhà có nhiều tầng, nhiều phòng, nhiều cửa sổ, cửa ra vào sẽ tốn nhiều vật liệu xây dựng hơn so với nhà đơn giản. Tương tự, nhà có nhiều chi tiết trang trí như phào chỉ, hoa văn, phù điêu sẽ tốn nhiều vật liệu trang trí và công thợ hơn.

Vì vậy bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn mẫu thiết kế nhà phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.

2.5. Đơn vị thi công

Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng tới cách tính giá vật liệu xây dựng nhà 2 tầng đó là phụ thuộc vào việc lựa chọn đơn vị nhận thầu thi công. Bởi vì, mỗi đơn vị thi công sẽ có bảng giá vật liệu và nhân công khác nhau. Nên so sánh giá cả từ nhiều nhà thầu uy tín để lựa chọn phương án phù hợp.

SYN00132 banner doi ngu e1699378471798

Đội ngũ kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm tại Sym House

Ngoài ra, nên cân nhắc tìm hiểu về uy tín và kinh nghiệm của đơn vị thi công vì chúng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ an toàn của công trình. Do đó, cần lựa chọn đơn vị thi công uy tín có đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao và đã thi công nhiều công trình tương tự.

Đọc thêm: Những tiêu chí quan trọng để chọn nhà thầu thiết kế xây dựng trọn gói uy tín và chất lượng

3. Bảng giá vật liệu xây dựng nhà 2 tầng mới nhất

Giá cả của vật liệu xây dựng sẽ thay đổi liên tục do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (Như đề cập ở mục 2), bạn nên lựa chọn những đơn vị cung cấp uy tín với giá và chất lượng phải chăng. Dưới đây sẽ là bảng thống kê giá của các nguyên vật liệu xây dựng nhà 2 tầng mới nhất theo giá thị trường hiện nay:

Vật liệu

Đơn vị

Giá (VNĐ)

Móng
Bê tông m3 1.738.000
Cốt thép Tấn 18.000.000 – 22.000.000
Đá mi m3 1.200.000 – 1.300.000
Cát xây dựng m3 1.200.000 – 1.300.000
Xi măng Tấn 1.738.000
Thép phi Kilôgam 15.000 – 20.000
Thép chờ Kilôgam 15.000 – 20.000
Coppha m2 50.000 – 70.000
Cọc tre Cây 50.000 – 100.000
Cọc bê tông Cây 200.000 – 500.000
Khung nhà
Cột, dầm, sàn Bê tông cốt thép 1.738.000
Thép xây dựng Tấn 18.000.000 – 22.000.000
Coppha m2 50.000 – 70.000
Tyren Cây 10.000 – 20.000
Tắc kê Hộp 50.000 – 100.000
Vít nở Hộp 50.000 – 100.000
Tường
Gạch nung Viên 1.900 – 2.100
Vữa xây dựng m3 800.000 – 1.000.000
Cát xây dựng m3 1.200.000 – 1.300.000
Xi măng Tấn 1.738.000
Mái
Tôn lợp mái m2 150.000 – 200.000
Xà gồ Cây 100.000 – 200.000
Tôi m2 20.000 – 30.000
Tôn la phông m2 50.000 – 70.000
Máng xối mét 100.000 – 200.000
Ngói lợp Viên 3.500 – 4.000
Sơn, chống thấm Sơn ngoại thất, chống thấm mái
Hoàn thiện
Sơn m2 200.000 – 500.000
Bột trét Kilôgam 20.000 – 30.000
Mati Kilôgam 30.000 – 50.000
Giấy dán tường Cuộn 500.000 – 1.000.000
Thạch cao m2 150.000 – 200.000
Gạch lát nền m2 30.000 – 50.000
Vữa lát nền m3 800.000 – 1.000.000
Keo dán gạch Kilôgam 50.000 – 100.000
Ron gạch Kilôgam 20.000 – 30.000
Cửa sổ, cửa ra vào Bộ 1.000.000 –

Bảng cập nhật giá vật liệu xây dựng nhà 2 tầng theo giá trị trường

Đọc thêm: Cập nhật chi phí xây nhà 2 tầng ở nông thôn chi tiết và đầy đủ nhất

4. Những lưu ý khi thi công để tiết kiệm vật liệu xây dựng nhà 2 tầng

4.1. Lựa chọn vật liệu phù hợp

  • Sử dụng loại vật liệu có định mức thấp: Ví dụ, xây 1m2 nhà ở yêu cầu định mức 8 viên/m2 nếu bạn sử dụng gạch rỗng, còn gạch đặc là 10 viên/m2. Vậy để xây cùng một diện tích cho cùng một ngôi nhà, bạn sẽ tốn nhiều gạch rỗng hơn gạch đặc.
  • Sử dụng vật liệu có kích thước phù hợp để hạn chế hao hụt.
  • Lựa chọn vật liệu có chất lượng tốt, độ bền cao để giảm chi phí sửa chữa, bảo trì.
  • Sử dụng các loại vật liệu tiết kiệm năng lượng như tôn cách nhiệt, kính cách nhiệt,…

4.2. Kiến trúc nhà

  • Lựa chọn kiểu kiến trúc nhà đơn giản, ít chi tiết: Một ngôi nhà 2 tầng với kiến trúc đơn giản (hiện đại, tối giản, Nhật Bản,…) cần ít vật liệu trang trí mặt tiền hơn, ít vật liệu gia cố mái, móng, cột hơn, diện tích không yêu cầu quá lớn,… so với những căn biệt thự 2 tầng cổ điển, tân cổ điển cầu kỳ.
  • Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và thông gió tự nhiên để tiết kiệm điện năng.

4.3. Quá trình thi công

  • Lập kế hoạch chi tiết: Bao gồm bản vẽ thiết kế chi tiết, dự toán chi tiết cho từng hạng mục thi công, lựa chọn nhà thầu uy tín.
  • Thi công đúng kỹ thuật: Thi công đúng theo bản vẽ thiết kế và kỹ thuật thi công, sử dụng các loại vật liệu phù hợp với từng hạng mục thi công, giám sát thi công chặt chẽ.
  • Tái sử dụng vật liệu: Tái sử dụng các loại vật liệu còn tốt như gạch, ngói, gỗ,… cho các hạng mục phụ, sử dụng vật liệu phế thải để làm nền móng, san lấp mặt bằng,…
  • Mua vật liệu thông minh: Mua vật liệu trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc đại lý uy tín để có giá tốt nhất, mua vật liệu theo thời điểm giá thấp.

Khám phá thêm: Tìm hiểu quy trình xây nhà 2 tầng đầy đủ nhất

5. Kinh nghiệm chuẩn bị vật liệu xây dựng khi xây nhà 2 tầng

Hiện nay trên thị trường có đa dang các loại vật liệu xây dựng khác nhau. Sự đa dạng và phong phú này không chỉ đến từ mẫu mã thương hiệu mà còn đến từ chất lượng đối với từng loại vật liệu. Bằng kinh nghiệm thực tế khi triển khai xây dựng rất nhiều công trình nhà ở 2 tầng thì Sym House sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm mua vật liệu xây dựng: 

5.1. Kinh nghiệm mua vật liệu xây dựng nhà 2 tầng: Phần thô

5.1.1. Gạch xây dựng

Hiện nay, trên thị trường vật liệu xây dựng cung cấp đa dạng các loại gạch phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn. Dưới đây là hai nhóm chính:

  • Gạch nung: Bao gồm gạch tuynel, gạch đỏ nung,… Loại gạch này có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, giá thành hợp lý. Tuy nhiên, gạch nung có trọng lượng lớn, ảnh hưởng đến tải trọng công trình và khả năng cách âm, cách nhiệt chưa cao.
  • Gạch không nung: Gồm gạch AAC, gạch bê tông nhẹ, gạch block,… Loại gạch này có trọng lượng nhẹ, thi công nhanh chóng, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Tuy nhiên, giá thành của gạch không nung thường cao hơn so với gạch nung và cần lưu ý chọn loại có khả năng chống thấm tốt.

gach-ong-xay-nha-2-tang-SYM-HOUSE

Gạch ống xây nhà 2 tầng

Thông thường để kiểm tra chất lượng của các loại gạch ta có thể quan sát bằng mắt thường. Đối với những mẫu gạch tốt sẽ có hình dạng chuẩn, góc cạnh sắc nét, màu sắc đồng nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể thử nghiệm 1 số cách sau đây để kiểm tra chất lượng gạch được chuẩn hơn: 

  • Đập vỡ: Gạch chất lượng tốt khi đập vỡ sẽ tạo thành các mảnh lớn, ít vụn. Gạch kém chất lượng sẽ vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ.
  • Nghe âm thanh: Đập hai viên gạch vào nhau, nếu phát ra âm thanh dứt khoát, đanh thép thì đây là loại gạch tốt. Âm thanh uể oải, lỏng lẻo thể hiện chất lượng gạch kém.
  • Thử độ hút nước: Ngâm viên gạch trong nước 24 giờ. Gạch tốt sẽ có độ hút nước thấp, trọng lượng tăng không quá 15%. Gạch hút nước nhiều, trọng lượng tăng cao sẽ ảnh hưởng đến độ bền và khả năng chịu lực của công trình.
  • Thử độ chịu lực: Dùng vật nặng tác động lên viên gạch. Gạch tốt sẽ chịu được lực lớn mà không bị vỡ nứt.

5.1.2. Đá xây dựng

Đá xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên kết cấu vững chắc cho công trình. Lựa chọn đá phù hợp sẽ giúp đảm bảo chất lượng, độ bền và an toàn cho ngôi nhà 2 tầng của bạn. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích:

  • Sử dụng các loại đá xây dựng ít tạp chất, sạch để hạn chế công thợ
  • Loại bỏ tạp chất trong đá xây dựng bằng cách sàng qua lưới thép hoặc rửa bằng nước

5.1.3. Sắt thép xây dựng phần thô

Thép xây dựng có đặc tính là bền, dẻo và có khả năng hỗ trợ những lớp bê tông cứng và đôi khi dễ vỡ. Dưới đây là một số kinh nghiệm lựa chọn sắt thép cho vật liệu xây dựng nhà 2 tầng:

  • Lựa chọn sắt thép của những thương hiệu uy tín trên thị trường
  • Tính toán về số lượng cũng như chi phí xây dựng để lựa chọn sắt thép hợp lý
  • Đảm bảo về việc vận chuyển và bảo quản sắt thép trong suốt quá trình xây dựng

sat-xay-nha-2-tang-SYM-HOUSE

Sắt xây nhà 2 tầng

Có thể bạn quan tâm: Sắt làm móng nhà 2 tầng và một số tiêu chuẩn cần có

5.1.4. Xi măng

Tuy nhiên hiện nay, khả năng này bị hạn chế rất nhiều do chất lương dịch vụ ngày càng tăng và giá thành của loại vật liệu xây dựng này cũng giảm tương đối. Đặc biệt là đối với những công trình cần số lượng lớn thì bạn có thể hạn chế rủi ro này bằng cách cân thử một số bao xi măng để chắc chắn rằng vật tư của gia đình bạn không bị rút bớt.

Để hạn chế tình trạng này bạn có thể cân thử một số bao xi măng để chắc chắn rằng vật tư của gia đình bạn không bị rút bớt

5.1.5. Cát

Cát xây dựng có nhiều loại bao gồm cát xây, cát đúc, cát san lấp hoặc bạn cũng có thể phân biệt bằng cát đen hoặc cát vàng. Đối với cát xây dựng sẽ cần lưu ý một số điểm sau đây khi lựa chọn: 

  • Nên lựa chọn các loại cát sạch để thuận tiện cho việc sử dụng
  • Kiểm tra cát có nhiễm phèn, nhiễm mặn hay không trước khi mua để đảm bảo chất lượng thi công của công trình tốt nhất.
  • Lưu ý kinh nghiệm mua vật liệu xây nhà: chọn mua cát đúng với các vị trí cần xây dựng: cát hạt trung để xây tường và tô tường, Cát hạt mịn dùng để san lấp nền móng, cát hạt lớn để đổ bê tông.
  • Lựa chọn cát đúng với từng vị trí khi xây dựng: cát trung sẽ phù hợp để trát trường hoặc xây tường, còn với hình thức sàn lấp nền móng thì nên sử dụng hạt cát mịn, các loại hạt cát lớn sẽ phù hợp để đổ bê tông 
  • Khi chọn đơn vị cung cấp cát xây dựng, bạn lựa chọn những đơn vị gần với công trình để giảm thiểu khối lượng rơi vãi vật tư.

5.1.6. Thiết bị điện nước

Các thiết bị điện nước sẽ được tiến hành lắp đặt song song trong quá trình xây dựng công trình. Vì vậy bạn cần có kinh nghiệm để chuẩn bị thật tốt nhằm lựa chọn được những loại vật liệu phù hợp cũng như mang lại giá trị sử dụng tốt. Một số lưu ý nhỏ cho bạn đó là: 

  • Chọn các cơ sở sản xuất, thương hiệu uy tín
  • Lựa chọn các sản phẩm uy tín có xuất xứ và chất lượng tốt để nâng cao công năng sử dụng cho công trình

5.2. Kinh nghiệm mua vật liệu xây dựng nhà 2 tầng: Phần hoàn thiện

5.2.1. Thiết bị vệ sinh

Đối với các thiết bị vệ sinh lại có những ưu nhược điểm khác nhau, cũng vì vậy mà giá thành cũng chênh lệch khá nhiều. Lời khuyên mà Sym House muốn dành cho bạn đó là nên dựa vào mức chi phí đầu tư để chọn ra loại thiết bị phù hợp với công trình của mình.

5.2.2. Thiết bị chiếu sáng

Đối với các thiết bị chiếu sáng bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín trên thị trường như Rạng Đông, Panasonic… Ngoài ra, một kinh nghiệm nữa khi mua những thiết bị chiếu sáng đó là nên sử dụng chung cùng một thương hiệu. Điều này không chỉ giúp bạn dễ dàng lựa chọn các thiết bị cũng như tạo ra sự đồng bộ về mặt thẩm mỹ cho toàn bộ công trình.

5.2.3. Sơn tường

Khi mua sơn tường bạn nên đến trực tiếp các đại lý của hãng sơn để nhận được mức giá tốt nhất. Đồng thời có thể lắng nghe được tư vấn từ những chuyên viên có kiến thức và kinh nghiệm thay vì mua qua trung gian ở các đại lý bán lẻ. Điều này vừa khiến mức chi phí bị độn lên cao, vừa có nguy cơ mua phải sơn kém chất lượng.

son-tuong-khi-xay-nha-2-tang-SYM-HOUSE

Sơn tường là bước hoàn thiện khi xây nhà 2 tầng 

5.2.4. Gạch ốp lát

Khi mua gạch ốp lát bạn cần chú ý đến chất lượng, điều này có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Đối với những viên gạch có chất lượng thấp thường hay bị cong vênh, sứt mẻ, không to đều. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của kiến trúc sư cũng như đội ngũ nhà thầu thi công trực tiếp để lắng nghe những góp ý hữu ích.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về cách tính vật liệu xây nhà 2 tầng mà Sym House muốn gửi tới các bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích xoay quanh việc xây nhà 2 tầng. Ngoài ra nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới thông tin xây nhà 2 tầng bạn có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Sym House qua hotline: 0981 855 838 để được tư vấn nhé!

Tham khảo thêm: Cách tính tiền công xây nhà 2 tầng siêu chi tiết và đầy đủ

TÁC GIẢ

Hồ Văn Việt

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc. Với tầm nhìn độc đáo và sự sáng tạo không ngừng, ông đã thiết kế và xây dựng những công trình kiến trúc ấn tượng, đạt được giải thưởng quốc gia uy tín...Xem thêm

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc. Với tầ...Xem thêm

BÀI VIẾT

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *